Trong xã hội nguyên thủy
gian khổ, vì sinh tồn, con người luôn phải chiến đấu với thiên nhiên và
thú dữ. Con người khác với các loài động vật, họ có suy nghĩ, trí tuệ.
Tình cảm của họ phong phú và cần có nhiều phương thức biểu đạt.
Động vật chỉ biết kêu gào, nhưng
con người biết ca hát, hơn nữa, còn biết dùng hòn đá, bùn đất, tre trúc,
xương thú phát ra âm thanh tuyệt diệu. Và nhạc cụ đã ra đời. Ngày nay,
một số bộ lạc vẫn còn lưu giữ nhạccụ và
đời sống âm nhạc sớm nhất
của nhân loại.
Âm thanh của tu huýt khiến
người ta liên tưởng đến đồng ruộng bao la. Trước đây, loại nhạc khí này
được biểu diễn trên đồng cỏ bao la. Nó đã từng thống trị cuộc sống âm nhạc người Trung Quốc cổ đại.
Trong rất nhiều di chỉ văn minh cổ thời kỳ đồ đá mới từ hạ du sông Trường Giang đến trung du sông Hoàng Hà, người ta đã phát hiện loại nhạc cụ này. Chế tác cái tu huýt vô cùng đơn giản : người ta lấy bùn đất nặn hình quả trứng, phía trên có đục từ 1 đến 6 lỗ.
Từ trong văn vật khai quật được và tài liệu lịch sử mà chúng tôi có được, cái tu huýt có nhiều nhất là 6 lỗ. Có thể nói, vào thời xa xưa, cái tu huýt đã phát triển đến trình độ cao nhất.
Ngày nay, nhà chế tác nhạc cụ thế hệ mới đã chế tạo thành công cái tu huýt 10 lỗ, bù đắp khuyết điểm hẹp âm vực của cái tu huýt. Dù cải tiến thế nào, chất lượng nhạc vẫn thay đổi. Âm thanh thút thít như đang nỉ non. Cái tu huýt có ý cảnh mà các loại nhạc cụ cổ khác không thể biểu đạt.
Âm nhạc nguyên
thủy bắt nguồn từ cuộc sống lao động và có quan hệ mật thiết đến công
việc săn bắn, chăn nuôi gia súc và canh tác của người cổ đại.
Cái còi được làm bằng xương thú. Ban đầu, cái còi là công cụ liên lạc dùng trong săn bắn. Chuông làm bằng gốm, lúc đung dưa phát ra âm thanh trong trẻo. Để da thú trên ống sành tạo thành một mặt của chiếc trống. Cũng giống như cái tu huýt, chúng đều là nhạc cụ cổ đại do tổ tiên dân tộc Trung Hoa sáng tạo.
Về mặt nhạc lý, nhạc cổ Trung Quốc thường sử dụng thang âm ngũ thanh gồm cung - thương - giốc - chủy - vũ, tương đương với 12356 trên giản phổ của Trung Quốc. Người Trung Quốc biểu diễn ngũ âm là chủ yếu, vì ngũ âm có quan hệ rất lớn đến âm dương ngũ hành, thế giới quan, vũ trụ quan của người Trung Quốc. Người xưa cho rằng, cung – thương - giốc – chủy - vũ tương ứng với kim -mộc - thủy - hỏa - thổ hay đông - tây 211; nam - bắc và ở giữa. Quy tắc này phù hợp với thế giới tinh thần yên tĩnh, ôn hòa, tôn sùng thế văn hóa TrungQuốc
Bản thân nhạc cụ lại biến đổi
theo thời đại và dần thay đổi diện mạo.
Chủng loại nhạc cụ tăng nhanh, chất lượng không ngừng cải tiến. Theo ghi
chép, vào đời Chu hơn 3000 năm trước Công nguyên, có khoảng 70 loại
nhạc cụ. Bắt đầu thế kỷ thứ VIII trước
Công nguyên,Trung Quốc bước vào thời kỳ
Xuân Thu Chiến Quốc 211;
thời kỳ của chiến loạn liên miên và cũng là thời đại phát triển của đại văn
hóa. Nhạc cụ Trung Quốc chào
đón thời kỳ hoàng kim đầu tiên.
|
Tu huýt đã từng thống trị cuộc sống âm nhạc người Trung Quốc cổ đại |
Trong rất nhiều di chỉ văn minh cổ thời kỳ đồ đá mới từ hạ du sông Trường Giang đến trung du sông Hoàng Hà, người ta đã phát hiện loại nhạc cụ này. Chế tác cái tu huýt vô cùng đơn giản : người ta lấy bùn đất nặn hình quả trứng, phía trên có đục từ 1 đến 6 lỗ.
Từ trong văn vật khai quật được và tài liệu lịch sử mà chúng tôi có được, cái tu huýt có nhiều nhất là 6 lỗ. Có thể nói, vào thời xa xưa, cái tu huýt đã phát triển đến trình độ cao nhất.
Ngày nay, nhà chế tác nhạc cụ thế hệ mới đã chế tạo thành công cái tu huýt 10 lỗ, bù đắp khuyết điểm hẹp âm vực của cái tu huýt. Dù cải tiến thế nào, chất lượng nhạc vẫn thay đổi. Âm thanh thút thít như đang nỉ non. Cái tu huýt có ý cảnh mà các loại nhạc cụ cổ khác không thể biểu đạt.
|
Thổi hơi vào cái lỗ trên cái tu huýt bằng đất sét sẽ tạo ra âm thanh thút thít như đang nỉ non |
Cái còi được làm bằng xương thú. Ban đầu, cái còi là công cụ liên lạc dùng trong săn bắn. Chuông làm bằng gốm, lúc đung dưa phát ra âm thanh trong trẻo. Để da thú trên ống sành tạo thành một mặt của chiếc trống. Cũng giống như cái tu huýt, chúng đều là nhạc cụ cổ đại do tổ tiên dân tộc Trung Hoa sáng tạo.
Về mặt nhạc lý, nhạc cổ Trung Quốc thường sử dụng thang âm ngũ thanh gồm cung - thương - giốc - chủy - vũ, tương đương với 12356 trên giản phổ của Trung Quốc. Người Trung Quốc biểu diễn ngũ âm là chủ yếu, vì ngũ âm có quan hệ rất lớn đến âm dương ngũ hành, thế giới quan, vũ trụ quan của người Trung Quốc. Người xưa cho rằng, cung – thương - giốc – chủy - vũ tương ứng với kim -mộc - thủy - hỏa - thổ hay đông - tây 211; nam - bắc và ở giữa. Quy tắc này phù hợp với thế giới tinh thần yên tĩnh, ôn hòa, tôn sùng thế văn hóa TrungQuốc
|
Người xưa cho rằng, cung - thương - giốc - chủy - vũ tương ứng với kim - mộc 211; thủy - hỏa - thổ hay đông - tây -nam - bắc và ở giữa. |
Nhạc cụ dây là con đường ngắn nhất để bồi dưỡng đức hạnh cao quý. Khổng Tử rất thích diễn tấu cổ cầm và ông còn biết phổ nhạc. Vì thế, cổ cầm có ý nghĩa rất lớn, hình ảnh của nó luôn xuất hiện trong cuộc sống âmnhạc của người Trung Quốc cổ đại.
|
Tạo hình cổ cầm thô sơ, đơn giản, thân cổ cầm phết lớp sơn màu đen |
Điểm đặc biệt nhất diễn tấu cổ cầm là yêu cầu lễ nghi đối với người gảy đàn. Vào thời Trung Quốc cổ đại, đàn là vật chuyên dùng của văn nhân, trước khi gảy đàn cần phải tắm gội sạch sẽ, tâm trạng cầm phải nghiêm túc yên tĩnh và trước giá đàn có đặt một lư trầm.
Nhạc khí không chỉ phát ra âm thanh tuyệt diệu êm ái, điều quan trọng hơn là mượn nhạc cụ, mọi người có thể nung đúc tính tình, thậm chí cảm ngộ triết lí cao sâu của nhân sinh và vũ trụ.
Ở thành phố Vũ Hán lịch sử lâu đời có một đài cổ cầm. Nơi đây lưu truyền câu chuyện có liên quan đến cổ cầm. Ngày xưa, ở nơi đây có một người tên Chung Tử Kỳ đã nghe được tiếng đàn của cầm sư Du Bá Nha. Khi tiếng đàn miêu tả núi cao nguy nga, Chung Tử Kỳ cảm khái thốt rằng, núi cao thật là quá. Khi tiếng đàn thể hiện con sông lớn cuộn chảy, Chung Tử Kỳ lớn tiếng khen rằng, con sông bao la hùng tráng. Lần đầu tiên, Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử.
|
Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử. |
Cách đài cổ cầm không xa có một cung điện lầu các nhạc cụ có niên đại hơn 2000 năm trước. Tháng 5/1978, ở Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc, một cuộc khai quật khảo cổ có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử âm nhạc cổ TrungQuốc đã được tiến hành. Chủ nhân của ngôi mộ là vua nước chư hầu tên Tăng Hầu Ất, sinh sống vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
Trung thất của ngôi mộ – một căn phòng lớn rộng hơn 60 met vuông – tượng trưng cho cung điện, có đặt một dàn chiêng đồng theo hình thước góc ở bức tường phía Nam và phía Tây. Những chiếc chuông được treo chỉnh tề trên giá chuông bằng gỗ, dường như vừa được chôn xuống đất. Dàn chiêng này không chỉ là thành quả đáng kinh ngạc trong lịch sử khảo cổ thế giới, mà nó còn là một phát hiện vĩ đại hiếm thấy trong lịch sử âm nhạc.
Thể tích dàn chiêng to lớn, tạo hình phức tạp tinh tế đã thể hiện khí phách vương giả ngất trời. Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng, trong đó, chiếc chuông nặng nhất là 203,6 kg; cao 1,5 mét. Dàn chiêng này có thể giúp người hiện đại nghe được tiếng nhạc thời xa xưa.
|
Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng. |
Trong mộ Tăng Hầu Ất, người ta đã khai quật tổng cộng 128 nhạc cụ. Nếu muốn diễn tấu tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất cần ít nhất là 41 người. Trên thực tế, trong mộ Tăng Hầu Ất có tùy táng 20 cô gái, cô nhỏ nhất là 14 tuổi, và cô lớn nhất là 26 tuổi. Người ta suy đoán, những cô gái này chính là thành viên của dàn nhạc. Có người cho rằng, Tăng Hầu Ất biết chơi nhạc cụ. Lúc tâm trạng thoải mái, vui vẻ, ông thường gảy đàn. Tăng Hầu Ất là một vị vua chư hầu có nhiều nhạc cụ. Mọi người suy đoán, Tăng Hầu Ất là một người tinh thông âm luật.
Trong tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất, dàn chiêng là nổi bật hơn cả, không có gì sánh kịp. Vị trí của nó trong dàn nhạc giống như cây đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Dàn chiêng đồng từng thống lĩnh giới âm nhạc kéo dài hơn 1000 năm.
Nhưng đặc quyền như thế không thể duy trì mãi mãi. Năm 202 Trước Công nguyên, khi vương triều Tây Hán thành lập, nhạc cụ diễn tấu và cuộc sống âm nhạc trở nên bất đồng vì trật tự và quan niệm mới. Dàn nhạc thời Tây Hán có 5 nhạc công, trong đó có 3 người cầm đàn và 2 người cầm khèn.
Từ thời Chiến Quốc đến đời Hán, tuy chủng loại của nhạc cụ không có thay đổi lớn, nhưng tư thế lúc diễn tấu nhạc cụ của họ hoàn toàn khác nhau. Tư thế chơi nhạc nghiêm túc đã bị thay thế bởi phong thái tận hưởng và vui vẻ, thay thế diễn tấu nhạc cụ là nghệ thuật tổng nghệ vui vẻ thoải mái, múa có nhạc đệm.
Các loại nhạc cụ hơi và nhạc cụ dây đã tô điểm dàn nhạc, nhạc cụ đã bắt đầu gần gũi với đời sống tâm linh và đi vào đời sống hằng ngày của mọi người.
Từ thời Tần đến đời Hán, cổ cầm
đã gắn kết chặt chẽ với quan niệm tu dưỡng đạo đức của văn nhân. Trong
lịch sử nhân loại không có một nhạc cụ nào giống như cổ cầm của Trung
Quốc có được phẩm cách văn hóa cao thượng và sâu sắc như thế.
Hàm chứa văn hóa sâu sắc được thể hiện
trên hình dáng và cấu tạo của cây đàn. Những trang trí truyền lại đời
sau của những cây cổ cầm tuy khác nhau nhưng về mặt thiết kế đều giống
nhau. Nó đã phản ánh tư tưởng truyền thống tôn sùng tự nhiên của người
Trung Quốc cổ đại.
Điểm cao nhất của cây đàn là nhạc sơn. Nhạc sơn có nghĩa là ngọn núi hùng vĩ, ngọn núi cao chính là ngọn nguồn của nước, dây dàn được ví thành những dòng chảy dài. Cổ cầm được ví như "cao sơn lưu thủy". Bên trong thiết kế cổ cầm thể hiện nhiều tình cảm về nước, một giọt nước rơi từ trên không trung xuống, tạo cho người ta cảm giác trong suốt, mượt mà, êm dịu.
Các loại cổ cầm lưu truyền đời sau là báu vật tổ truyền của Hoàng gia, hoặc là hàng cất giữ của Hoàng cung. Chúng đã không còn là nhạc cụ thông dụng, mà trở thành hàng mỹ nghệ quý hiếm. Ngày nay, cổ cầm vẫn đang diễn tấu âm điệu cổ xưa. Nó chứa đựng sự cao nhã và sâu sắc của văn hóa văn nhân cổ đại Trung Quốc, lan tỏa khí chất cao quí và u buồn độc đáo đến với cuộc sống huyên náo của người hiện đại nhằm mang đến cho họ những giây phút trầm tư và yên tĩnh.
Ngày nay, lúc rảnh rỗi, người Trung Quốc thường đi đến trà lầu uống trà. Trà đạo thường kết hợp với diễn tấu âm nhạc. Nhạc cụ diễn tấu có tên gọi tranh. Theo ghi chép, tranh đã có lịch sử hơn 2000 năm. Các nhà khảo cổ hiện đại phát hiện rất ít hiện vật của tranh, chỉ có một số đàn tranh lưu truyền đời sau.
Số dây đàn của đàn tranh không cố định, nhưng thông thường là 13 dây, hơn nữa, tất cả dây đàn đều có con nhạn nằm ở khoảng giữa để gác dây. Thông thường, đàn thích hợp thể hiện tác phẩm cổ xưa trang nhã, tiết tấu chậm rãi. Đàn tranh thể hiện âm nhạc với tình cảm sôi sục hào hùng. Sau khi thưởng thức âm thanh đàn tranh xong, người nghe cảm thấy rất phấn chấn, vui vẻ.
Lúc diễn tấu, đàn tranh phát ra âm thanh “tranh tranh” mà từ đó có tên đàn tranh. Âm sắc của đàn tranh thanh thoát vui vẻ, sức thể hiện mạnh mẽ, âm thấp hào phóng, âm cao khảng khái hiên ngang. Đàn tranh chuyên thể hiện các điệu ca trữ tình đẹp. Nó có thể biểu đạt tình cảm, khí thế hào hùng.
Một bức tranh tường khai quật trong ngôi mộ đời Đường đã cho chúng ta biết được hình ảnh về đội nhạc năm xưa. Các nhạc công tập trung tinh thần điều khiển các loại nhạc cụ giao hưởng hòa tấu bộ hơi và bộ dây, trống vàng đều ngân vang, cảnh tượng vô cùng hoành tráng, các loại nhạc cụ phối hợp rất ăn ý.
Những nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc bao gồm cái khèn, đàn tranh, sáo, tiêu. Hình dáng của chúng hơi lạ lẫm và chưa từng xuất hiện trong tài liệu ghi chép và phát hiện khảo cổ đời Hán.
Trong khoảng thời gian gần 400 năm kể từ khi nhà Hán diệt vong cho đến thành lập nhà Đường, nhạc cụ Trung Quốc cổ có sự thay đổi triệt để.
Vào giữa đời Hán, Trương Khiên đi sứ các nước Tây Vực, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Vì thế, một số nhạc cụ ngoại lai đã du nhập vào Trung Nguyên, từ đó dẫn tới sự thay đổi lớn trong lịch sử nhạc cụ Trung Quốc. Trong đó, sự thay đổi của địch và tiêu thể hiện rõ nét nhất.
Cây địch tử cổ, có lịch sử 8000 năm
tuổi, được tìm thấy trong di chỉ văn hóa ở tỉnh Hà Nam. Nó là vật phát
âm có thang âm được phát hiện sớm nhất trên Thế giới. Địch tử truyền
thống Trung Quốc đều thổi thẳng đứng. Đến đời Hán, Trương Khiên thông sứ
Tây Vực đã mang về loại địch tử thổi ngang. Sau khi xuất hiện địch tử
thổi ngang, nhạc cụ thổi đứng đều gọi là tiêu.
Âm thanh của địch tử giòn giã, giống
nhưng tiếng chim hót rộn ràng vào lúc sáng sớm. Âm thanh của tiêu giống
như cơn gió mát đêm trăng vô hình xa xưa. Địch tử và tiêu là hai loại
nhạc cụ truyền thống được người Trung Quốc yêu thích. Trong văn hóa
Trung Quốc, địch và tiêu tuy hai mà một.
|
Cổ cầm |
Điểm cao nhất của cây đàn là nhạc sơn. Nhạc sơn có nghĩa là ngọn núi hùng vĩ, ngọn núi cao chính là ngọn nguồn của nước, dây dàn được ví thành những dòng chảy dài. Cổ cầm được ví như "cao sơn lưu thủy". Bên trong thiết kế cổ cầm thể hiện nhiều tình cảm về nước, một giọt nước rơi từ trên không trung xuống, tạo cho người ta cảm giác trong suốt, mượt mà, êm dịu.
Các loại cổ cầm lưu truyền đời sau là báu vật tổ truyền của Hoàng gia, hoặc là hàng cất giữ của Hoàng cung. Chúng đã không còn là nhạc cụ thông dụng, mà trở thành hàng mỹ nghệ quý hiếm. Ngày nay, cổ cầm vẫn đang diễn tấu âm điệu cổ xưa. Nó chứa đựng sự cao nhã và sâu sắc của văn hóa văn nhân cổ đại Trung Quốc, lan tỏa khí chất cao quí và u buồn độc đáo đến với cuộc sống huyên náo của người hiện đại nhằm mang đến cho họ những giây phút trầm tư và yên tĩnh.
Ngày nay, lúc rảnh rỗi, người Trung Quốc thường đi đến trà lầu uống trà. Trà đạo thường kết hợp với diễn tấu âm nhạc. Nhạc cụ diễn tấu có tên gọi tranh. Theo ghi chép, tranh đã có lịch sử hơn 2000 năm. Các nhà khảo cổ hiện đại phát hiện rất ít hiện vật của tranh, chỉ có một số đàn tranh lưu truyền đời sau.
|
Đàn tranh |
Số dây đàn của đàn tranh không cố định, nhưng thông thường là 13 dây, hơn nữa, tất cả dây đàn đều có con nhạn nằm ở khoảng giữa để gác dây. Thông thường, đàn thích hợp thể hiện tác phẩm cổ xưa trang nhã, tiết tấu chậm rãi. Đàn tranh thể hiện âm nhạc với tình cảm sôi sục hào hùng. Sau khi thưởng thức âm thanh đàn tranh xong, người nghe cảm thấy rất phấn chấn, vui vẻ.
Lúc diễn tấu, đàn tranh phát ra âm thanh “tranh tranh” mà từ đó có tên đàn tranh. Âm sắc của đàn tranh thanh thoát vui vẻ, sức thể hiện mạnh mẽ, âm thấp hào phóng, âm cao khảng khái hiên ngang. Đàn tranh chuyên thể hiện các điệu ca trữ tình đẹp. Nó có thể biểu đạt tình cảm, khí thế hào hùng.
Một bức tranh tường khai quật trong ngôi mộ đời Đường đã cho chúng ta biết được hình ảnh về đội nhạc năm xưa. Các nhạc công tập trung tinh thần điều khiển các loại nhạc cụ giao hưởng hòa tấu bộ hơi và bộ dây, trống vàng đều ngân vang, cảnh tượng vô cùng hoành tráng, các loại nhạc cụ phối hợp rất ăn ý.
Những nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc bao gồm cái khèn, đàn tranh, sáo, tiêu. Hình dáng của chúng hơi lạ lẫm và chưa từng xuất hiện trong tài liệu ghi chép và phát hiện khảo cổ đời Hán.
Trong khoảng thời gian gần 400 năm kể từ khi nhà Hán diệt vong cho đến thành lập nhà Đường, nhạc cụ Trung Quốc cổ có sự thay đổi triệt để.
Vào giữa đời Hán, Trương Khiên đi sứ các nước Tây Vực, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Vì thế, một số nhạc cụ ngoại lai đã du nhập vào Trung Nguyên, từ đó dẫn tới sự thay đổi lớn trong lịch sử nhạc cụ Trung Quốc. Trong đó, sự thay đổi của địch và tiêu thể hiện rõ nét nhất.
|
Trong văn hóa Trung Quốc, địch và tiêu tuy hai mà một. |
|
Nhạc cụ thổi đứng đều gọi là tiêu |
Sau khi nhà Hán kết
thúc, Trung Quốc bước
vào thời kỳ Ngụy – Tấn, Nam 211;
Bắc triều phân tranh không ngừng. Thời đại chiến
loạn là thời kỳ hoàng kim của giao lưu văn hóa, nhiều nền văn hóa
ngoại lai du nhập vào Trung Quốc mang
đến cơ hội sáng tạo mới. Sự thay đổi lớn trong lịch sử nhạccụ đã
xuất hiện.
Nhạc cụ đã theo con đường
tơ lụa từ Tây Vực du nhập vào Trung Quốc.
Những nhạc cụ ngoại lai dần chiếm
giữ vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc truyền
thống.
Từng có một thời kỳ, từ tầng lớp thượng lưu cho đến người dân bình thường đều ưu chuộng các điệu múa và nhạc cụ của Tây Vực. Nhưng tất cả nhạc cụ ngoại lai đều được người Trung Quốc cải tạo.
Đàn Nguyễn Hàm thịnh hành vào đời Hán, là một biến chủng của đàn tì bà Tây Vực. Vào đời Hán, nó được gọi là Tần tỳ bà. Vào thế kỷ thứ III đời Tây Tấn, một danh sĩ tên là Nguyễn Hàm rất giỏi gảy loại đàn này và dần mọi người gọi loại đàn này là đàn Nguyễn Hàm. Về sau, người Trung Quốc tiến hành cải tạo đàn tỳ bà Tây Vực, kiểu dáng vật liệu và kỹ thật chơi của đàn Nguyễn Hàm rất giống đàn tỳ bà.
Tên gọi tỳ bà chính là cách đàn, tì là đàn hướng ra ngoài, bà là đàn hướng vào trong. Nhà thơ nổi tiếng đời đường Bạch Cư Dị đã có nhiều câu thơ miêu tả hình tượng và sự sinh động khi diễn tấu đàn tì bà trong tác phẩm thơ Tỳ Bà hành.
Dây to dường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu.
Ban đầu, đàn tỳ bà gảy nằm ngang, sau đó, đàn tỳ bà được gảy đứng, quá trình này mất hơn 1000 năm.
Trải qua hơn 1000 năm cải
tạo, đàn tỳ bà đã hoàn toàn hòa nhập vào Trung Quốc và
trở thành một trong những nhạc cụ nổi
tiếng nhất.
Trong lòng người dân Trung Quốc, đàn nhị hồ ví như đàn violon. Nhưng rất nhiều người Trung Quốc không biết rằng, đàn nhị hồ không phải là sản phẩm của Trung Nguyên. Tiền thân của đàn nhị hồ là hề cầm, nó là nhạccụ của một bộ lạc tên Hề vào đời Tùy Đường.
Hề là tên của một dân tộc thiểu số phương Bắc, họ đã biểu diễn bằng hai dây đàn thẳng đứng. Vào lúc bấy giờ, ở Trung Quốc chưa có loại nhạc cụ này. Đến đời Đường có hề cầm, đến đời Tống có tài liệu ghi chép là đàn nhị hồ. Đây được xem là sản phẩm kết hợp Trung Quốc và nước ngoài.
Bộ phận hợp thành chủ yếu của đàn nhị hồ là cung và dây đàn. Công dụng chủ yếu của nó là đệm nhạc cho hát múa, nói hát cho hí kịch và tham gia hòa tấu với đội nhạc truyền thống qui mô nhỏ.
Đàn nhị hồ đã từng chiếm giữ vị trí cao không thua kém gì đàn tì bà vào đời Đường. Đàn nhị hồ có sức biểu hiện phong phú.
Sau đời Thanh, gia tộc đàn nhị hồ xuất hiện nhiều chủng loại khác như cao hồ, bàn hồ, kinh hồ. Cuối cùng, đàn nhị hồ đã giữ vị trí đứng đầu nhạc cụ dân tộc Trung Quốc. Vào đời Thanh, đội nhạc dân gian Trung Quốc đã hoàn chỉnh sau hàng ngàn năm hấp thu, sáng tạo, đào thải và đổi mới.
Sau đó, căn cứ theo cách biểu diễn, nhạc cụ được chia thành 4 loại. Lấy đàn nhị hồ, kinh hồ và cao hồ, đại diện cho nhạc cụ kéo. Lấy cầm, tì bà đại diện nhạc cụ dây. Lấy địch tử, tiêu, khèn, kèn xô-na đại diện nhạc cụhơi. Lấy đường cổ, đồng cổ, cái chũm chọe đại diện nhạc cụ gõ.
Từ đời Tống Nguyên cho đến
đời Minh, Thanh, vua chúa, quan viên và khách văn chương đều quen
với cuộc sống “cầm nhạc”, hoặc học
đòi phong nhã, gửi gắm tình cảm.
Nhạc cụ truyền thống Trung Quốc vẫn phát triển theo quỹ đạo của chính mình. Một cái tu huýt cổ có thể mang người ta trở về với quá khứ xa xưa. Tiếng đàn tì bà miêu tả cảnh tượng ánh trăng dập dềnh trên sông ngày xuân thật đẹp. Đàn nhị hồ chuyên bày tỏ nỗi niềm buồn thương, gian nan, khổ cực trong lòng. Đề tài khác nhau, nhạc cụ âm sắc khác nhau cùng diễn tấu khí chất độc đáo, hàm súc và ôn hòa văn hóa truyền thốngTrung Quốc
|
Tranh vẽ Trúc lâm thất hiền (bảy người trong rừng trúc), trong đó, Nguyễn Hàm là người cầm đàn |
Từng có một thời kỳ, từ tầng lớp thượng lưu cho đến người dân bình thường đều ưu chuộng các điệu múa và nhạc cụ của Tây Vực. Nhưng tất cả nhạc cụ ngoại lai đều được người Trung Quốc cải tạo.
Đàn Nguyễn Hàm thịnh hành vào đời Hán, là một biến chủng của đàn tì bà Tây Vực. Vào đời Hán, nó được gọi là Tần tỳ bà. Vào thế kỷ thứ III đời Tây Tấn, một danh sĩ tên là Nguyễn Hàm rất giỏi gảy loại đàn này và dần mọi người gọi loại đàn này là đàn Nguyễn Hàm. Về sau, người Trung Quốc tiến hành cải tạo đàn tỳ bà Tây Vực, kiểu dáng vật liệu và kỹ thật chơi của đàn Nguyễn Hàm rất giống đàn tỳ bà.
|
Hình dáng đàn Tỳ bà |
Tên gọi tỳ bà chính là cách đàn, tì là đàn hướng ra ngoài, bà là đàn hướng vào trong. Nhà thơ nổi tiếng đời đường Bạch Cư Dị đã có nhiều câu thơ miêu tả hình tượng và sự sinh động khi diễn tấu đàn tì bà trong tác phẩm thơ Tỳ Bà hành.
Dây to dường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu.
Ban đầu, đàn tỳ bà gảy nằm ngang, sau đó, đàn tỳ bà được gảy đứng, quá trình này mất hơn 1000 năm.
|
Ban đầu, tỳ bà được gảy nằm ngang |
|
Sau đó, đàn tỳ bà được gảy đứng, quá trình này mất hơn 1000 năm |
Trong lòng người dân Trung Quốc, đàn nhị hồ ví như đàn violon. Nhưng rất nhiều người Trung Quốc không biết rằng, đàn nhị hồ không phải là sản phẩm của Trung Nguyên. Tiền thân của đàn nhị hồ là hề cầm, nó là nhạccụ của một bộ lạc tên Hề vào đời Tùy Đường.
Hề là tên của một dân tộc thiểu số phương Bắc, họ đã biểu diễn bằng hai dây đàn thẳng đứng. Vào lúc bấy giờ, ở Trung Quốc chưa có loại nhạc cụ này. Đến đời Đường có hề cầm, đến đời Tống có tài liệu ghi chép là đàn nhị hồ. Đây được xem là sản phẩm kết hợp Trung Quốc và nước ngoài.
|
Đàn nhị hồ |
Bộ phận hợp thành chủ yếu của đàn nhị hồ là cung và dây đàn. Công dụng chủ yếu của nó là đệm nhạc cho hát múa, nói hát cho hí kịch và tham gia hòa tấu với đội nhạc truyền thống qui mô nhỏ.
Đàn nhị hồ đã từng chiếm giữ vị trí cao không thua kém gì đàn tì bà vào đời Đường. Đàn nhị hồ có sức biểu hiện phong phú.
Sau đời Thanh, gia tộc đàn nhị hồ xuất hiện nhiều chủng loại khác như cao hồ, bàn hồ, kinh hồ. Cuối cùng, đàn nhị hồ đã giữ vị trí đứng đầu nhạc cụ dân tộc Trung Quốc. Vào đời Thanh, đội nhạc dân gian Trung Quốc đã hoàn chỉnh sau hàng ngàn năm hấp thu, sáng tạo, đào thải và đổi mới.
Sau đó, căn cứ theo cách biểu diễn, nhạc cụ được chia thành 4 loại. Lấy đàn nhị hồ, kinh hồ và cao hồ, đại diện cho nhạc cụ kéo. Lấy cầm, tì bà đại diện nhạc cụ dây. Lấy địch tử, tiêu, khèn, kèn xô-na đại diện nhạc cụhơi. Lấy đường cổ, đồng cổ, cái chũm chọe đại diện nhạc cụ gõ.
|
Nhạc cụ chia thành 4 nhóm: nhạc cụ kéo, nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ gõ |
Nhạc cụ truyền thống Trung Quốc vẫn phát triển theo quỹ đạo của chính mình. Một cái tu huýt cổ có thể mang người ta trở về với quá khứ xa xưa. Tiếng đàn tì bà miêu tả cảnh tượng ánh trăng dập dềnh trên sông ngày xuân thật đẹp. Đàn nhị hồ chuyên bày tỏ nỗi niềm buồn thương, gian nan, khổ cực trong lòng. Đề tài khác nhau, nhạc cụ âm sắc khác nhau cùng diễn tấu khí chất độc đáo, hàm súc và ôn hòa văn hóa truyền thốngTrung Quốc
(THVL) Hồng Mẫn
No comments:
Post a Comment