LÝ THUYẾT CỦA BỘ MÔN CỔ NHẠC
Bộ môn cổ nhạc bao gồm rất nhiều bài bản lớn nhỏ .
Ðể tiện việc xếp loại, người ta chia các bài bản theo từng nhóm: Nam, Bắc, Oán, Hạ, Quảng
Ngoài
ra còn có các bài Lý(có hơi bài Nam), tuy ngắn ngủi nhưng không kém nét
trữ tình, cũng đóng góp một phần không nhỏ trong bộ môn cổ nhạc. Như
các bài Lý Chiều Chiều, Lý Sâm Thương, Lý Giao Duyên, Lý Mỹ Hưng, Lý Năm
Căn, Lý Ba Tri…
Theo nhạc sĩ Kiều Tấn (vào năm 1997), hệ thống bài bản nhạc tài tử miền Nam được sắp xếp như sau:
A. Hệ thống bản Bắc
Sáu Bắc (Ngũ điếm)
1.Lưu Thủy
2.Phú Lục
3.Bình Bán
4.Cổ Bản
5.Xuân Tình
6. Tây Thi
Bảy bài (Thất chính)
1.Xàng Xê
2.Ngũ Ðối Thượng
3. Ngũ Ðối Hạ
4.Long Ðăng
5.Long Ngâm
6. Vạn Giá
7.Tiểu Khúc
Tám ngự (Bát ngự)
1.Ðường Thái Tôn
2.Vọng Phu
3.Chiêu Quân
4. Ái Tử Kê (miền Ðông)
5.Bát Man Tấn Cống
6.Tương Tư
7.Duyên Kỳ Ngộ
8.Quả Phụ Hàm Oan
Hai nhĩ (Cữu Nhĩ)
1.Hội Nguyên Tiêu
2.Bát Bản (Bát Bản Chấn)
Mười khách (Thập thủ)
1.Phẩm Tuyết
2.Nguyên Tiêu
3.Hồ Quảng
4.Liên Hườn
5.Bình Bán
6.Tây Mai
7.Kim Tiền
8.Xuân Phong
9.Long Hổ
10.Tẩu Mã
Tứ bửu
1.Minh Hoàng Thưởng Nguyệt
2.Ngự Giá Ðăng Lâu
3.Phò Mã Giao Duyên
4. Ái Tử Kê (miền Tây)
Ngũ châu
1.Kim Tiền Bảng
2.Ngự Giá
3.Hồ Lan
4.Vạn Liên
5.Song Phi Hồ Ðiệp
Bản rời
1.Ngũ Ðối Ai
2.Chiết Tứ Vĩ
3.Hội Huê Ðăng
4.Lục Luật Tiêu Hà
5.Bắc Ngự, v.vv…
Bản sáng tác mới
1.Tứ Bửu Liêu Thành
2.Ngũ Châu Minh Phổ
3.Ngũ Cung Luân Hoán
4.Ngũ Khúc Long Phi, v.v…
B. Hệ thống bản Nam
Ba Nam (Tam Nam )
1. Nam Xuân
2. Nam Ai
3. Ðảo Ngũ Cung
Bốn oán (Tứ oán)
1.Tứ Ðại Oán
2.Phụng Hoàng
3.Giang Nam (Giang Nam Cửu Khúc)
4.Phụng Cầu
Bản rời
1.Văn Thiên Tường
2.Trường Tương Tư
3.Tứ Ðại Vắn
4.Khổng Tử Khốc Nhan Hồi
5.Bình Sa Lạc Nhạn
6.Xuân Nữ
7.Ngươn Tiêu Hội Oán
8.Võ Văn Hội Oán
9.Xuân Tình Bát Oán
10.Quả Phụ Hàm Oan, v.v…
Bản sáng tác mới
1.Dạ Cổ Hoài lang
2.Vọng Cổ
3.Võ Tắc Biệt
4.Liêu Giang
5.Ngũ Quan
6.Thanh Dạ Ðề Quyên
7.Chinh Phụ Ly Tình (Chinh Phụ Nam )
8. Nam Âm Ngũ Khúc
9.Khúc Hận Nam Quan , v.v…
Ðó
là hơn 70 bài bản được công nhận chính thức hiện nay.Trên thực tế có
thể còn một số ít bài bản khác thuộc loại bản rời hoặc sáng tác mới. Tuy
nhiên, đó có thể là số bài bản đã thất truyền hoặc ít được phổ biến,
hoặc chưa phát hiện ra.
Bài Vọng Cổ có hơi Bắc Oán , được xem như một trong những bài phổ biến nhất hiện nay .
Ðể
đàn bài Vọng Cổ, trước đây người ta dùng dây Sài Gòn đàn cho kép hát,
và dây Ngân Giang để đàn cho đào hát. Dây Ngân Giang được sáng tác bởi
cố nhạc sĩ Văn Còn. Lúc mới hình thành có tên là dây Bảo Chánh. Về sau,
nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giã Viễn Châu) hội ý với nhạc sĩ Văn Còn và đổi
thành dây Ngân Giang.Và chẳng bao lâu, dây Ngân Giang được hiệu chỉnh
lại chút ít để đàn cho dây kép, được mang tên là bán Ngân Giang. Mãi về
sau, người ta tìm được một loại dây tương ứng giữa 2 loại dây nói trên
để đàn vừa cho đào và cho cả kép. Ðó là loại Dây Chinh mà chúng ta đang
dùng ngày nay .
Về nhịp đàn cổ nhạc thì có hai loại nhịp:
a.Nhịp Trường Canh, là nhịp 1 (mỗi nhịp gõ một lần), rất đều.
b.Nhịp Song Lang, là nhịp báo và chấm dứt câu. Trong nhịp Song Lang có 4 loại nhịp:
- Nhịp2: gõ song lang vào nhịp thứ hai.
- Nhịp tư bỏ 2: tức là bỏ 2 nhịp song thanh và lấy 2 nhịp song lang 3 và 4.
- Nhịp 8 chậm: là gõ song lang vào nhịp thứ 6 và thứ 8 của trường canh 8 nhịp.
- Nhịp 16: là gõ song lang vào nhịp thứ 12 và 16 của trường canh 16 nhịp.
Ngoài ra còn có Nhịp Nội (nhịp đánh vào tiếng đàn) và Nhịp Ngoại (nhịp đánh sau tiếng đàn).
Giang Tuyền
No comments:
Post a Comment