Đàn Bến Tre: Nhạc cụ Trung Quốc cổ đại

Trong xã hội nguyên thủy gian khổ, vì sinh tồn, con người luôn phải chiến đấu với thiên nhiên và thú dữ. Con người khác với các loài động vật, họ có suy nghĩ, trí tuệ. Tình cảm của họ phong phú và cần có nhiều phương thức biểu đạt. Động vật chỉ biết kêu gào, nhưng con người biết ca hát, hơn nữa, còn biết dùng hòn đá, bùn đất, tre trúc, xương thú phát ra âm thanh tuyệt diệu. Và nhạc cụ đã ra đời. Ngày nay, một số bộ lạc vẫn còn lưu giữ nhạccụ và đời sống âm nhạc sớm nhất của nhân loại. 
Tu huýt đã từng thống trị cuộc sống âm nhạc người Trung Quốc cổ đại
 Âm thanh của tu huýt khiến người ta liên tưởng đến đồng ruộng bao la. Trước đây, loại nhạc khí này được biểu diễn trên đồng cỏ bao la. Nó đã từng thống trị cuộc sống âm nhạc người Trung Quốc cổ đại.
Trong rất nhiều di chỉ văn minh cổ thời kỳ đồ đá mới từ hạ du sông Trường Giang đến trung du sông Hoàng Hà, người ta đã phát hiện loại nhạc cụ này. Chế tác cái tu huýt vô cùng đơn giản : người ta lấy bùn đất nặn hình quả trứng, phía trên có đục từ 1 đến 6 lỗ.
Từ trong văn vật khai quật được và tài liệu lịch sử mà chúng tôi có được, cái tu huýt có nhiều nhất là 6 lỗ. Có thể nói, vào thời xa xưa, cái tu huýt đã phát triển đến trình độ cao nhất.
Ngày nay, nhà chế tác nhạc cụ thế hệ mới đã chế tạo thành công cái tu huýt 10 lỗ, bù đắp khuyết điểm hẹp âm vực của cái tu huýt. Dù cải tiến thế nào, chất lượng nhạc vẫn thay đổi. Âm thanh thút thít như đang nỉ non. Cái tu huýt có ý cảnh mà các loại nhạc cụ cổ khác không thể biểu đạt. 
Thổi hơi vào cái lỗ trên cái tu huýt bằng đất sét sẽ tạo ra âm thanh thút thít như đang nỉ non
 Âm nhạc nguyên thủy bắt nguồn từ cuộc sống lao động và có quan hệ mật thiết đến công việc săn bắn, chăn nuôi gia súc và canh tác của người cổ đại.
Cái còi được làm bằng xương thú. Ban đầu, cái còi là công cụ liên lạc dùng trong săn bắn. Chuông làm bằng gốm, lúc đung dưa phát ra âm thanh trong trẻo. Để da thú trên ống sành tạo thành một mặt của chiếc trống. Cũng giống như cái tu huýt, chúng đều là nhạc cụ cổ đại do tổ tiên dân tộc Trung Hoa sáng tạo.
Về mặt nhạc lý, nhạc cổ Trung Quốc thường sử dụng thang âm ngũ thanh gồm cung - thương - giốc - chủy - vũ, tương đương với 12356 trên giản phổ của Trung Quốc. Người Trung Quốc biểu diễn ngũ âm là chủ yếu, vì ngũ âm có quan hệ rất lớn đến âm dương ngũ hành, thế giới quan, vũ trụ quan của người Trung Quốc. Người xưa cho rằng, cung – thương - giốc – chủy - vũ tương ứng với kim -mộc - thủy - hỏa - thổ hay đông - tây 211; nam - bắc và ở giữa. Quy tắc này phù hợp với thế giới tinh thần yên tĩnh, ôn hòa, tôn sùng thế văn hóa TrungQuốc 
Người xưa cho rằng, cung - thương - giốc - chủy - vũ tương ứng với kim - mộc 211; thủy - hỏa - thổ hay đông - tây -nam - bắc và ở giữa.
 Bản thân nhạc cụ lại biến đổi theo thời đại và dần thay đổi diện mạo. Chủng loại nhạc cụ tăng nhanh, chất lượng không ngừng cải tiến. Theo ghi chép, vào đời Chu hơn 3000 năm trước Công nguyên, có khoảng 70 loại nhạc cụ. Bắt đầu thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên,Trung Quốc bước vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc 211; thời kỳ của chiến loạn liên miên và cũng là thời đại phát triển của đại văn hóa. Nhạc cụ Trung Quốc chào đón thời kỳ hoàng kim đầu tiên.
Người sáng lập Nho gia nổi tiếng – Khổng Tử – chính là một nhà âm nhạc. Trong hệ thống lý luận Nho gia, âm nhạc và quy phạm lễ nghi đều chiếm giữ vị trí quan trọng ngang nhau.
Nhạc cụ dây là con đường ngắn nhất để bồi dưỡng đức hạnh cao quý. Khổng Tử rất thích diễn tấu cổ cầm và ông còn biết phổ nhạc. Vì thế, cổ cầm có ý nghĩa rất lớn, hình ảnh của nó luôn xuất hiện trong cuộc sống âmnhạc của người Trung Quốc cổ đại. 
Tạo hình cổ cầm thô sơ, đơn giản, thân cổ cầm phết lớp sơn màu đen
 Tạo hình cổ cầm thô sơ, đơn giản, thân cổ cầm phết lớp sơn màu đen. Trong sự biến đổi của lịch sử, cổ cầm dần thay đổi và hình dáng phức tạp hơn. Âm sắc của cây đàn mộc mạc, cổ xưa, điềm tĩnh. Cổ cầm là một trong những nhạc cụ quan trọng nhất của nhạc cụ dây cổ Trung Quốc.
Điểm đặc biệt nhất diễn tấu cổ cầm là yêu cầu lễ nghi đối với người gảy đàn. Vào thời Trung Quốc cổ đại, đàn là vật chuyên dùng của văn nhân, trước khi gảy đàn cần phải tắm gội sạch sẽ, tâm trạng cầm phải nghiêm túc yên tĩnh và trước giá đàn có đặt một lư trầm.
Nhạc khí không chỉ phát ra âm thanh tuyệt diệu êm ái, điều quan trọng hơn là mượn nhạc cụ, mọi người có thể nung đúc tính tình, thậm chí cảm ngộ triết lí cao sâu của nhân sinh và vũ trụ.
Ở thành phố Vũ Hán lịch sử lâu đời có một đài cổ cầm. Nơi đây lưu truyền câu chuyện có liên quan đến cổ cầm. Ngày xưa, ở nơi đây có một người tên Chung Tử Kỳ đã nghe được tiếng đàn của cầm sư Du Bá Nha. Khi tiếng đàn miêu tả núi cao nguy nga, Chung Tử Kỳ cảm khái thốt rằng, núi cao thật là quá. Khi tiếng đàn thể hiện con sông lớn cuộn chảy, Chung Tử Kỳ lớn tiếng khen rằng, con sông bao la hùng tráng. Lần đầu tiên, Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử. 
Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử.
 Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Du Bá Nha đã đập vỡ cây đàn và không còn gảy đàn. Từ đó, “Cao Sơn Lưu Thủy” đã trở thành tên gọi thay của tri âm.
Cách đài cổ cầm không xa có một cung điện lầu các nhạc cụ có niên đại hơn 2000 năm trước. Tháng 5/1978, ở Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc, một cuộc khai quật khảo cổ có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử âm nhạc cổ TrungQuốc đã được tiến hành. Chủ nhân của ngôi mộ là vua nước chư hầu tên Tăng Hầu Ất, sinh sống vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
Trung thất của ngôi mộ – một căn phòng lớn rộng hơn 60 met vuông – tượng trưng cho cung điện, có đặt một dàn chiêng đồng theo hình thước góc ở bức tường phía Nam và phía Tây. Những chiếc chuông được treo chỉnh tề trên giá chuông bằng gỗ, dường như vừa được chôn xuống đất. Dàn chiêng này không chỉ là thành quả đáng kinh ngạc trong lịch sử khảo cổ thế giới, mà nó còn là một phát hiện vĩ đại hiếm thấy trong lịch sử âm nhạc.
Thể tích dàn chiêng to lớn, tạo hình phức tạp tinh tế đã thể hiện khí phách vương giả ngất trời. Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng, trong đó, chiếc chuông nặng nhất là 203,6 kg; cao 1,5 mét. Dàn chiêng này có thể giúp người hiện đại nghe được tiếng nhạc thời xa xưa. 
Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng.
 Âm sắc tươi đẹp và âm vực rộng khiến người ta không thể tin rằng, nó đã ngủ yên dưới lòng đất hơn 2000 năm qua. Đây là đàn nhạc chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Tận hưởng âm nhạc tuyệt diệu chỉ là thứ yếu, điều quan trọng hơn chính là thể hiện quyền lực và oai nghiêm.
Trong mộ Tăng Hầu Ất, người ta đã khai quật tổng cộng 128 nhạc cụ. Nếu muốn diễn tấu tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất cần ít nhất là 41 người. Trên thực tế, trong mộ Tăng Hầu Ất có tùy táng 20 cô gái, cô nhỏ nhất là 14 tuổi, và cô lớn nhất là 26 tuổi. Người ta suy đoán, những cô gái này chính là thành viên của dàn nhạc. Có người cho rằng, Tăng Hầu Ất biết chơi nhạc cụ. Lúc tâm trạng thoải mái, vui vẻ, ông thường gảy đàn. Tăng Hầu Ất là một vị vua chư hầu có nhiều nhạc cụ. Mọi người suy đoán, Tăng Hầu Ất là một người tinh thông âm luật.
Trong tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất, dàn chiêng là nổi bật hơn cả, không có gì sánh kịp. Vị trí của nó trong dàn nhạc giống như cây đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Dàn chiêng đồng từng thống lĩnh giới âm nhạc kéo dài hơn 1000 năm.

Nhưng đặc quyền như thế không thể duy trì mãi mãi. Năm 202 Trước Công nguyên, khi vương triều Tây Hán thành lập, nhạc cụ diễn tấu và cuộc sống âm nhạc trở nên bất đồng vì trật tự và quan niệm mới. Dàn nhạc thời Tây Hán có 5 nhạc công, trong đó có 3 người cầm đàn và 2 người cầm khèn.
Từ thời Chiến Quốc đến đời Hán, tuy chủng loại của nhạc cụ không có thay đổi lớn, nhưng tư thế lúc diễn tấu nhạc cụ của họ hoàn toàn khác nhau. Tư thế chơi nhạc nghiêm túc đã bị thay thế bởi phong thái tận hưởng và vui vẻ, thay thế diễn tấu nhạc cụ là nghệ thuật tổng nghệ vui vẻ thoải mái, múa có nhạc đệm.
Các loại nhạc cụ hơi và nhạc cụ dây đã tô điểm dàn nhạc, nhạc cụ đã bắt đầu gần gũi với đời sống tâm linh và đi vào đời sống hằng ngày của mọi người.

No comments:

Post a Comment

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________